Viêm khớp là một trong những bệnh lý khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống vậy nên việc nhận biết và điều trị sớm là vô cùng quan trọng để cải thiện sức khoẻ của người bệnh.
1. Nguyên nhân gây viêm khớp:
Viêm khớp có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố di truyền cho đến các tác nhân bên ngoài như chấn thương, môi trường sống, và lão hóa tự nhiên. Hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra.
-
Viêm khớp dạng thấp:
+ Đây là bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp khỏe mạnh. Yếu tố di truyền và môi trường được cho là có vai trò lớn.
+ Một số dạng như viêm khớp dạng thấp có xu hướng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những biến đổi gen có thể làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các khớp, dẫn đến viêm và tổn thương khớp.
-
Viêm khớp xương:
+ Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra viêm khớp. Khi chúng ta già đi, các khớp trở nên yếu và dễ bị tổn thương, dẫn đến viêm khớp. Các bệnh lý như tiểu đường, béo phì cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh, vì chúng gây ra áp lực lên các khớp và làm giảm khả năng hồi phục của cơ thể.
-
Bệnh Gút:
+ Do sự tích tụ axit uric trong cơ thể, khiến khớp bị sưng và đau đột ngột.
2. Triệu chứng:
Những triệu chứng phổ biến của viêm khớp bao gồm:
- Đau khớp: Cảm giác đau thường xuất hiện ở những khớp nhỏ, như ngón tay, cổ tay, và khớp gối.
- Sưng khớp: Khớp bị viêm sẽ sưng to hơn bình thường.
- Cứng khớp: Thường khi thức dậy, cảm giác cứng khớp có thể kéo dài trong vài giờ.
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng là triệu chứng chung.
3. Cách phòng ngừa:
Là chìa khóa để giữ cho khớp của bạn luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. Bằng cách phòng ngừa ngay từ giờ, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.
-
Chế độ ăn uống hợp lý:
– Những thực phẩm nên ăn:
+ Cá hồi, cá thu, cá ngừ… chứa nhiều omega-3, một loại chất béo tốt giúp giảm viêm và bảo vệ khớp.
+ Hạt lanh, hạt chia, óc chó… là nguồn cung cấp omega-3 và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào.
+ Các loại trái cây và rau xanh đậm lá như cải xoăn, bông cải xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.
+ Đậu, đậu lăng, đậu nành… là nguồn cung cấp protein thực vật và chất xơ tốt, giúp no lâu và hỗ trợ tiêu hóa.
– Những thực phẩm nên hạn chế:
+Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe.
+ Đồ uống có ga, nước ngọt: Làm tăng nguy cơ viêm và tăng cân.
+ Thịt đỏ: Nên hạn chế thịt đỏ vì chúng có thể làm tăng viêm.
-
Tập luyện thể dục đều đặn:
+ Tập luyện thể dục đều đặn không chỉ giúp duy trì sự linh hoạt của các khớp mà còn giúp hỗ trợ và bảo vệ khớp khỏi bị tổn thương. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội là lựa chọn lý tưởng.
+ Ngoài ra, nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch.
-
Thay đổi lối sống:
+ Là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh.
+ Hạn chế các thói quen có hại cho như ngồi lâu, ít vận động, và duy trì cân nặng hợp lý.
+ Tránh các hoạt động gây áp lực lớn lên các khớp, như nâng vật nặng, cũng rất cần thiết để bảo vệ khớp khỏi viêm và tổn thương.