Chuyển đến nội dung
Y Tế Thiên PhúcY Tế Thiên Phúc
  • Về Thiên Phúc
  • Cửa hàng
    • Sức khỏe sắc đẹp
    • Y tế gia đình
    • Thiết bị khám – Điều trị
    • Vật tư y tế tiêu hao
    • Máy móc xét nghiệm
    • Nội thất bệnh viện
    • Hoá chất – Dụng cụ y tế
    • Y tế phòng lab
  • Nhà cung cấp
  • Dịch vụ
    • Chính sách vận chuyển và giao nhận
    • Chính sách kiểm hàng và đổi trả hàng
    • Chính sách bảo hành sản phẩm
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
    • Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

      Quay trở lại cửa hàng

  • Menu

Huyết áp thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trang chủ / Huyết áp thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Kinh doanh
0988.082.752
Email liên hệ
ytethienphuc@gmail.com
Sản phẩm mới
  • Găng tay y tế không bột SSG nitrile màu xanh, Hộp 100 chiếc 80,000₫
  • Bao Cao Su Safefit Smooth Trơn Mượt - Hộp 12 cái 80,000₫
  • Bao cao su Safefit Siêu Mỏng 003 - hộp 12 cái 70,000₫
  • Kem chống nắng Pepplus, Kem chống nắng Hàn Quốc SPF50+/PA++++ Pepplus 50ml 460,000₫
  • Que TEST nhanh Ma Túy Tổng Hợp 4 chân FASTEP - USA chính xác 99,99% 50,000₫
Bài viết mới
  • Châm cứu – Bấm huyệt – Cấy chỉ: So sánh 3 liệu pháp Đông Y Chức năng bình luận bị tắt ở Châm cứu – Bấm huyệt – Cấy chỉ: So sánh 3 liệu pháp Đông Y
  • Tại sao nhiều người thất bại khi trồng Implant? Chức năng bình luận bị tắt ở Tại sao nhiều người thất bại khi trồng Implant?
  • Các loại trụ Implant phổ biến hiện nay và cách lựa chọn phù hợp Chức năng bình luận bị tắt ở Các loại trụ Implant phổ biến hiện nay và cách lựa chọn phù hợp
  • Ứng dụng công nghệ số trong nha khoa hiện đại ngày nay Chức năng bình luận bị tắt ở Ứng dụng công nghệ số trong nha khoa hiện đại ngày nay
  • Đông y và thải độc cơ thể: Có thật sự hiệu quả? Chức năng bình luận bị tắt ở Đông y và thải độc cơ thể: Có thật sự hiệu quả?

Huyết áp thấp hay còn gọi là hạ huyết áp. Dù ít được chú ý hơn so với huyết áp cao, nhưng lại là một vấn đề sức khỏe không thể xem nhẹ. Nhiều người mắc phải tình trạng này mà không biết rằng mình đang phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn. Vậy huyết áp thấp là gì? Những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị huyết áp thấp? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa hiệu quả?

1. Huyết áp thấp là gì?

Là tình trạng chỉ số huyết áp của bạn giảm xuống dưới mức bình thường. Nó khiến máu không được cung cấp đầy đủ đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Huyết áp thấp thường được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và tâm trương dưới 60 mmHg.

Tuy không nguy hiểm như huyết áp cao, huyết áp thấp vẫn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Tình trạng này khiến cơ thể không nhận đủ oxy và dưỡng chất, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể.

II. Nguyên nhân gây huyết áp thấp:

Huyết áp thấp có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu. Khi cơ thể thiếu các tế bào hồng cầu, khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan bị giảm, từ đó làm huyết áp giảm. Ngoài ra, mất nước cũng là một nguyên nhân lớn gây huyết áp thấp. Khi cơ thể mất đi một lượng nước lớn, ví dụ như do tiêu chảy, nôn mửa hoặc không uống đủ nước, thể tích máu giảm xuống, khiến huyết áp giảm theo.

Các vấn đề về tim mạch cũng có thể gây huyết áp thấp. Những người mắc bệnh tim như suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim có thể gặp tình trạng huyết áp thấp vì tim không đủ khả năng bơm máu hiệu quả. Thêm vào đó, các vấn đề về nội tiết tố như suy giáp, bệnh tuyến thượng thận hoặc hạ đường huyết cũng có thể làm giảm huyết áp. Một nguyên nhân không thể bỏ qua là tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra huyết áp thấp như một tác dụng phụ.

III. Triệu chứng của hạ huyết áp:

Triệu chứng của huyết áp thấp có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc dần dần. Nó tùy thuộc vào mức độ giảm huyết áp và nguyên nhân cụ thể. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là chóng mặt, đặc biệt là khi bạn thay đổi tư thế đột ngột, như đứng lên quá nhanh. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác hoa mắt hoặc mất thăng bằng. Những người bị hạ huyết áp cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể khiến bạn không thể tập trung vào công việc hay các hoạt động hàng ngày.

Một triệu chứng nghiêm trọng hơn của huyết áp thấp là ngất xỉu. Khi giảm quá thấp, cơ thể không còn đủ máu và oxy để duy trì các chức năng sống, dẫn đến ngất xỉu. Ngoài ra, da có thể trở nên lạnh và ẩm ướt do lượng máu đến da giảm. Nó khiến cơ thể không thể duy trì nhiệt độ bình thường. Một số người còn gặp phải cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu trong dạ dày khi huyết áp giảm xuống quá mức.

III. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc:

Mặc dù nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này. Người cao tuổi thường dễ gặp phải hơn do các chức năng sinh lý suy giảm theo thời gian. Việc lão hóa cũng làm giảm khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể. Khi thay đổi tư thế khiến huyết áp dễ giảm đột ngột. Ngoài ra, lối sống ít vận động cũng là một yếu tố nguy cơ. Bởi vì những người ít vận động có hệ tuần hoàn kém, dễ dẫn đến hạ huyết áp.

Các bệnh lý nền cũng làm tăng nguy cơ huyết áp thấp. Những người mắc các bệnh này có thể gặp khó khăn trong việc duy trì mức huyết áp ổn định. Do vậy cần chú ý theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan.

IV. Cách điều trị hiệu quả:

Việc điều trị huyết áp thấp tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của tình trạng này. Nếu là do thiếu máu bạn cần bổ sung sắt, vitamin B12 hoặc acid folic. Việc uống đủ nước và bổ sung các chất điện giải là điều quan trọng để duy trì thể tích máu và huyết áp ổn định.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để giúp nâng huyết áp. Các loại thuốc như fludrocortisone, midodrine sử dụng để giúp cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Đối với những người có huyết áp thấp do bệnh tim mạch hoặc các vấn đề nội tiết, điều trị các bệnh lý nền là yếu tố then chốt để kiểm soát.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng rất quan trọng. Bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một bữa lớn. Điều này giúp chúng ta tránh tình trạng huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn. Tập thể dục đều đặn cũng giúp tăng cường lưu thông máu và duy trì huyết áp ở mức lý tưởng.

Huyết áp thấp không phải là tình trạng nghiêm trọng như huyết áp cao. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Việc duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý là những yếu tố quan trọng để giúp bạn phòng ngừa và kiểm soát một cách hiệu quả. Hãy lắng nghe cơ thể, để có thể bảo vệ tốt sức khỏe cua mình sức khỏe của mình.

Bài viết cùng chủ đề

Cấy ghép Implant xương bướm có nguy hiểm không?
Các dưỡng chất cần cho hệ miễn dịch
Yến Sào: Từ món ăn đến bí quyết chăm sóc sức khỏe
Nước ép việt quất: Thần dược cho não bộ và trái tim
Mướp đắng: Vua của các loại rau
Mộc Nhĩ – vị thuốc quý trong căn bếp gia đình
  • Hotline: 0988.082.752
  • Email: ytethienphuc@gmail.com
  • Website: www.ytethienphuc.vn

Công ty TNHH Đầu Tư TM Và SX Thiết Bị Y Tế Thiên Phúc

  • Đường Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • 0988.082.752
  • ytethienphuc@gmail.com
    Chính sách
    • Chính sách bảo mật
    • Giấy phép kinh doanh
    • Chính sách bảo hành sản phẩm
    • Chính sách kiểm hàng và đổi trả hàng
    • Các phương thức thanh toán
    • Chính sách vận chuyển và giao nhận
    • Nghĩa vụ của các bên liên quan
    0988.082.752
    Copyright 2024 © Y Tế Thiên Phúc All rights reserved. | Thiết kế bởi Hoà Bình Web
    • Về Thiên Phúc
    • Cửa hàng
      • Sức khỏe sắc đẹp
      • Y tế gia đình
      • Thiết bị khám – Điều trị
      • Vật tư y tế tiêu hao
      • Máy móc xét nghiệm
      • Nội thất bệnh viện
      • Hoá chất – Dụng cụ y tế
      • Y tế phòng lab
    • Nhà cung cấp
    • Dịch vụ
      • Chính sách vận chuyển và giao nhận
      • Chính sách kiểm hàng và đổi trả hàng
      • Chính sách bảo hành sản phẩm
    • Tin tức
    • Liên hệ
    • Tuyển dụng

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?