Cấy ghép màng xương là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp tăng tỉ lệ thành công khi thực hiện cấy ghép Implant. Dù không phải ai cũng cần áp dụng kỹ thuật này, nhưng trong nhiều trường hợp, việc cấy màng xương đóng vai trò quyết định để phục hồi cấu trúc xương hàm, tạo nền tảng vững chắc cho trụ Implant.
Vậy cấy ghép màng xương là gì? Tác dụng cụ thể ra sao? Khi nào cần thực hiện? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
I. Cấy ghép màng xương là gì?
Là một kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình cấy ghép Implant. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại màng sinh học nhân tạo, đắp vào vị trí cần phục hồi xương hàm, nhằm hỗ trợ quá trình tái tạo mô và xương.
Màng xương có khả năng ngăn chặn sự xâm lấn của mô mềm vào vùng xương đang tái tạo. Điều này giúp xương phát triển thuận lợi, tạo nền tảng vững chắc cho trụ Implant tích hợp vào xương hàm.
Các loại màng xương thường dùng:
Tùy vào từng trường hợp lâm sàng, bác sĩ sẽ chọn loại màng xương phù hợp. Hiện nay có hai loại chính:
– Màng xương tự tiêu:
-
Thành phần chủ yếu là Collagen chiết xuất từ tự nhiên (>95%).
-
Có cấu trúc xốp, giúp thẩm thấu tốt, chống viêm, cầm máu và hỗ trợ làm lành mô.
-
Tự phân hủy sau 2–3 tháng, trùng với thời gian xương mới tái tạo.
-
Không cần phẫu thuật lần 2 để lấy màng ra.
– Màng xương không tiêu:
-
Là các loại như màng PTFE, lưới Titan hoặc Cellulose.
-
Có độ bền cao, tạo khung ổn định cho vùng xương ghép.
-
Ngăn chặn tốt sự xâm lấn từ mô mềm.
-
Tuy nhiên, phải thực hiện thêm một lần tiểu phẫu để loại bỏ màng sau khi đã tái tạo xong.
II. Tác dụng của cấy ghép màng xương trong cấy Implant:
1. Bảo vệ vùng ghép xương, ngăn xâm lấn mô mềm:
Khi thực hiện ghép xương để đặt trụ Implant, nếu không có màng ngăn, mô mềm xung quanh có thể lan vào và cản trở quá trình tái tạo xương. Nó đóng vai trò như một “rào chắn sinh học”, tạo không gian biệt lập cho xương mới phát triển.
2. Hỗ trợ cầm máu và chống nhiễm trùng:
Màng xương có khả năng hấp thụ dịch viêm, cầm máu tốt, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, hoại tử vết thương sau cấy ghép.
Đặc biệt, nó được làm từ Collagen còn giúp kích thích sự phát triển của mô hạt, hỗ trợ hình thành tế bào mới, giúp mô nướu liền nhanh hơn.
3. Kích thích tái tạo mô và xương hàm:
Khi xương tái tạo tốt, trụ Implant sẽ có môi trường lý tưởng để tích hợp chắc chắn vào xương hàm. Điều này giúp trụ đứng vững lâu dài, hạn chế biến chứng sau này như tiêu xương, Implant lỏng lẻo hoặc gãy.
4. Bảo vệ cấu trúc hàm và thẩm mỹ khuôn mặt:
Màng xương giúp bảo vệ và duy trì cấu trúc sống hàm. Khi xương được tái tạo đầy đủ, mô nướu cũng được nâng đỡ đúng vị trí, tránh tình trạng hóp má, tụt nướu, từ đó giữ được tính thẩm mỹ tự nhiên cho khuôn mặt.
III. Những trường hợp cần cấy ghép:
Không phải bệnh nhân nào trồng răng Implant cũng cần cấy ghép màng xương. Bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật này khi xương hàm không đủ điều kiện về chất lượng hoặc số lượng. Cụ thể:
1. Mất răng lâu năm gây tiêu xương:
-
Khi mất răng nhiều năm, xương hàm ở vị trí mất răng thường bị tiêu biến nghiêm trọng.
-
Dẫn đến hiện tượng tụt nướu, hóp má, sống hàm lõm xuống.
-
Trụ Implant không có đủ xương để bám dính nên cần ghép xương và đặt màng bảo vệ.
2. Xương hàm bị chấn thương:
-
Do tai nạn, gãy xương hàm hoặc phẫu thuật cắt bỏ xương khiến vùng xương bị khuyết.
-
Màng xương được sử dụng để che chắn và cố định vùng xương được ghép, hỗ trợ tái tạo.
3. Bẩm sinh có cấu trúc xương mỏng:
-
Một số người có xương hàm nhỏ, nướu mỏng hoặc sống hàm hẹp bẩm sinh.
-
Trong trường hợp này, cần can thiệp màng xương để tăng thể tích và mật độ xương trước khi cắm trụ.
IV. Ưu điểm khi sử dụng:
-
Tăng tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant.
-
Giữ ổn định vật liệu ghép xương, tránh bị tiêu biến.
-
Rút ngắn thời gian hồi phục so với các phương pháp không dùng màng.
-
Giảm nguy cơ biến chứng như viêm nhiễm, trụ Implant lỏng lẻo.
-
Duy trì hình dáng hàm và thẩm mỹ gương mặt
V. Lưu ý khi cấy ghép:
-
Không phải ai cũng cần cấy màng xương, chỉ áp dụng cho trường hợp có chỉ định.
-
Cần thực hiện tại nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại.
-
Sau cấy ghép, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng thuốc và tái khám đúng lịch hẹn.
-
Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng tích hợp xương và ổn định trụ Implant.