Nhược thị, hay còn gọi là mắt lười, là một tình trạng mắt phổ biến ở trẻ em. Mắt lười có thể dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Điều trị sớm và chính xác là yếu tố quan trọng để giúp trẻ phát triển thị lực bình thường. Tuy nhiên, có rất nhiều sai lầm mà các bậc phụ huynh có thể mắc phải trong quá trình điều trị, khiến tình trạng bệnh không được cải thiện, hoặc thậm chí ngày càng tồi tệ hơn.
I. Không thực hiện kiểm tra thị lực định kỳ:
Một trong những sai lầm phổ biến nhất khi điều trị là thiếu sự kiểm tra mắt định kỳ. Nhiều phụ huynh chỉ đưa trẻ đi khám mắt khi thấy rõ dấu hiệu lạ như nhìn nghiêng, mỏi mắt hay thậm chí lác mắt. Tuy nhiên, nhược thị là một bệnh lý phát triển từ rất sớm. Mắt lười có thể không có biểu hiện rõ ràng trong những năm đầu đời.
Tại sao kiểm tra mắt định kỳ lại quan trọng?
– Kiểm tra mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn về mắt.
– Việc kiểm tra thường xuyên giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của mắt trẻ. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
– Nếu mắt lười không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn ở mắt bị ảnh hưởng.
Để phòng ngừa mắt lười và các tật về mắt, các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi khám mắt ít nhất mỗi năm một lần, ngay từ khi trẻ 6 tháng tuổi.
II. Không thực hiện liệu pháp che mắt đúng cách:
Là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với nhiều trường hợp nhược thị. Đặc biệt là khi mắt khỏe mạnh (mắt còn lại) phải làm việc thay cho mắt yếu. Tuy nhiên, nếu việc che mắt không được thực hiện đúng cách, điều trị có thể không mang lại hiệu quả mong muốn.
Sai lầm trong việc thực hiện liệu pháp che mắt:
– Nhiều phụ huynh thường không kiên trì thực hiện liệu pháp che mắt trong thời gian yêu cầu của bác sĩ. Việc không che mắt đủ lâu sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
– Việc che mắt sai cách, chẳng hạn như che mắt tốt thay vì mắt yếu, sẽ không giúp cải thiện tình trạng nhược thị.
– Đôi khi, liệu pháp che mắt có thể không còn hiệu quả nếu tình trạng của trẻ thay đổi. Bác sĩ có thể cần điều chỉnh phương pháp điều trị, và việc không tuân theo chỉ định có thể gây hại.
Hướng dẫn thực hiện liệu pháp che mắt:
– Đảm bảo che mắt đúng thời gian mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian che mắt thông thường là từ 2 đến 6 giờ mỗi ngày.
– Kiên trì trong việc thực hiện liệu pháp và theo dõi sự tiến triển của mắt trẻ để điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.
III. Không điều chỉnh kính mắt kịp thời:
Kính mắt là một phần quan trọng trong việc điều trị nhược thị (mắt lười). Đặc biệt đối với các trường hợp nhược thị do tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị. Tuy nhiên, một sai lầm nghiêm trọng mà nhiều phụ huynh mắc phải là không thay đổi kính mắt cho trẻ khi cần thiết.
Tại sao việc điều chỉnh kính mắt lại quan trọng?
– Mắt trẻ thay đổi rất nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển từ 6 tháng đến 7 tuổi. Việc không thay đổi kính mắt theo sự thay đổi của trẻ có thể khiến thị lực không được cải thiện, hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn.
– Khi kính mắt được điều chỉnh đúng cách, trẻ sẽ có cơ hội cải thiện thị lực và giúp mắt yếu phát triển đúng hướng.
Cách tránh sai lầm này:
– Đưa trẻ đi kiểm tra kính mắt định kỳ. Khi thấy có dấu hiệu trẻ không nhìn rõ hoặc gặp khó khăn trong việc nhìn gần hay xa.
– Đảm bảo trẻ đeo kính đúng độ và đeo kính đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
IV. Không áp dụng phương pháp điều trị kết hợp:
Nhược thị hay còn gọi là mắt lười là một bệnh lý phức tạp. Ta cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để đạt hiệu quả tối đa. Một sai lầm lớn mà nhiều phụ huynh mắc phải là chỉ điều trị một phương pháp đơn lẻ. Ví dụ như chỉ đeo kính mà không kết hợp liệu pháp che mắt hoặc không tham gia các bài tập mắt.
Những phương pháp kết hợp quan trọng:
– Đối với những trẻ bị nhược thị do lác mắt, việc kết hợp liệu pháp che mắt với đeo kính sẽ giúp cải thiện khả năng nhìn của trẻ nhanh chóng.
– Bác sĩ có thể chỉ định các bài tập mắt để cải thiện khả năng phối hợp giữa hai mắt.
– Đối với nhược thị do các tật khúc xạ, việc đeo kính thường xuyên là điều cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với các phương pháp khác nếu bác sĩ yêu cầu.
Lý do kết hợp các phương pháp điều trị:
– Việc kết hợp nhiều phương pháp điều trị giúp tối ưu và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.
– Nếu chỉ sử dụng một phương pháp điều trị duy nhất, nguy cơ không hiệu quả và phát sinh các biến chứng là rất cao.
V. Chủ quan, không tái khám khi có biến chứng:
Nhiều phụ huynh sau khi thấy trẻ có dấu hiệu cải thiện thị lực thường nghĩ rằng bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn và không đưa trẻ đi tái khám. Tuy nhiên, nhược thị có thể tái phát hoặc có những biến chứng không dễ nhận thấy nếu không được theo dõi kỹ càng.
Tại sao việc tái khám lại quan trọng?
– Trẻ có thể phát sinh các vấn đề mới về mắt trong suốt quá trình điều trị, như tình trạng lác mắt tái phát, cận thị trở nặng hoặc các bất thường khác.
– Tái khám giúp bác sĩ theo dõi quá trình điều trị, điều chỉnh phương pháp cho phù hợp với tình trạng hiện tại của trẻ.
Cách phòng tránh sai lầm này:
– Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ, đặc biệt khi thấy trẻ có dấu hiệu thay đổi hoặc thị lực giảm sút.
– Nếu thấy trẻ có các dấu các phụ huynh hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức.