Những điều cần biết về cấu tạo, bản chất, ứng dụng của chỉ trong thẩm mỹ nội khoa
-Thời gian này nhiều người inbox hỏi Bác sĩ tại công ty về làm đẹp bằng phương pháp cấy chỉ. Vì vậy Bác sĩ sẽ viết sơ lược về bản chất, cấu tạo và ứng dụng của chỉ trong mỹ nội khoa.
-Gọi là “Chỉ” bởi vì loại vật liệu này có kích thước và hình dạng giống với sợi chỉ khâu thông thường. Độ dài của chỉ từ 3cm đến 20cm và gắn kèm theo mỗi sợi chỉ là một dụng cụ bằng kim loại có hình dạng giống đầu kim tiêm, vì vậy mọi người thường gọi với nhiều tên khác nhau như: chỉ Collagen, chỉ tự tiêu liền kim,....
-Ở thị trường Việt Nam có đến hàng chục loại chỉ khác nhau về tên gọi thương mại, nhưng chung quy lại về bản chất, có 2 loại chất hoá học hữu cơ phổ biến được sử dụng để sản xuất ra chỉ: (1) polydioxanone viết tắt PDO và (2) polycaprolactone viết tắt PCL. Đây cũng là 2 chất liệu mà y khoa sử dụng để sản xuất chỉ khâu vết thương bên trong cơ thể (chỉ tự tiêu).
-Tác dụng sinh học: PDO và PCL là vật chất lạ đối với cơ thể, vì vậy hệ thống miễn dịch sẽ có hoạt động đào thải, hoạt động này sẽ gây nên hiện tượng viêm tại mô được cấy chỉ. Trong quá trình viêm, có một loại tế bào chuyên sản xuất sợi collagen (tên là Nguyên bào sợi) tăng hoạt động sản xuất sợi collagen để bao bọc lấy sợi chỉ (mục tiêu là “giam hãm”, khu trú vật lạ, không cho tiếp xúc với dịch thể). Vậy khi đưa sợi chỉ vào trong da, sợi chỉ đã lừa "Nguyên bào sợi" dụ nó tăng sinh collagen. Khi collagen nhiều thì da sẽ căng hơn, đàn hồi hơn, ngoài việc tăng sinh sợi collagen, quá trình viêm còn làm tăng sự đổi mới tế bào da, khiến cho da trắng hơn, sáng hơn.
-Quá trình tan của chỉ trong cơ thể: sau 12 tháng thì chỉ PDO sẽ bị đào thải hoàn toàn; đối với chỉ PCL thì mất 24 tháng. Khi bị đào thải hết thì cơ thể cũng ngừng tạo phản ứng viêm, một thời gian sau, lượng collagen được sinh ra do quá trình gây viêm giả cũng “tiêu” hết và phải cần cấy chỉ lại cho lần tiếp theo...