CẤY CHỈ VÀ CHÂM CỨU KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ?

23/05/2022
Tin tức

Cấy chỉ không còn là phương pháp quá xa lạ với những người bệnh xương khớp hiện nay nói riêng và những người bệnh nói chung, vì những hiệu quả vượt trội mà phương pháp này mang lại. 

Cấy chỉ không còn là phương pháp quá xa lạ với những người bệnh xương khớp hiện nay nói riêng và những người bệnh nói chung, vì những hiệu quả vượt trội mà phương pháp này mang lại. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa phương pháp Cấy chỉ và phương pháp châm cứu sử dụng kim châm của y học cổ truyền. Bởi ở cả 2 phương pháp này, kim châm được sử dụng là dụng cụ chữa trị chính. 

 

Trước hết ta cần phải hiểu rõ bản chất của phương pháp cấy chỉ. 

          – Cấy chỉ là gì ? 

          – Cấy chỉ là phương pháp như thế nào ? 

 

Cấy chỉ là phương pháp sử dụng một đoạn chỉ tự tan, đưa vào huyệt vị thông qua kim châm, nhằm tạo ra các kích thích liên tục tại vị trí huyệt đạo đó. Đây là một loại chỉ phẫu thuật ngoại khoa Polydioxanone (PDO) có khả năng tự tan trong khoảng 30-60 ngày. Chính vì những ưu điểm vượt trội này, mà cấy chỉ được xem như là phương pháp đột phá mới của nền y học hiện nay.

                            Kim cấy chỉ dùng trong điều trị chữa bệnh

Phương pháp là sự kết hợp hoàn hảo giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Điều trị hoàn toàn không cần phẫu thuật, không cần uống thuốc tây y. Không để lại các tác dụng phụ và hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1-3 lần trị liệu. Hiện nay, phương pháp cấy chỉ đã được biết đến và ứng dụng rộng rãi trên toàn quốc và quốc tế. Là phương pháp hàng đầu được nhiều người bệnh tin tưởng và tham gia điều trị.  

 

Cấy chỉ và châm cứu có sự giống và khác nhau như thế nào ? 

 

1. Cấy chỉ và châm cứu có điểm gì giống nhau?

 

Cấy chỉ và châm cứu đều sử dụng đầu kim châm kích thích lên các huyệt vị. Từ đó giúp cơ thể có khả năng tự sản sinh ra các hoạt chất chống viêm. Kích thích tuần hoàn máu lưu thông, tăng dinh dưỡng tại vùng huyệt đạo.

2. Cấy chỉ và châm cứu khác nhau như thế nào?

 

  • Ở châm cứu y học cổ truyền:

    Sự kích thích chỉ tồn tại trong khoảng thời gian điều trị. Sự kích thích được tác động bằng đầu kim châm, chỉ có tác dụng trong lúc điều trị, và sau khi điều trị trong khoảng thời gian ngắn. Vì thế nên không có hiệu quả về lâu dài, dễ trở đau và tái phát lại bệnh. 

 

Châm cứu: coi chừng châm xong cấp cứu | Báo Dân trí

  •  Đối với phương pháp cấy chỉ:

    Các bác sĩ sử dụng đoạn chỉ nhằm tạo ra kích thích liên tục tại vị trí đó. Cũng giống như châm cứu, cấy chỉ sẽ tạo ra các kích thích vật lý. Song các huyệt vị được kích thích trong thời gian chỉ tự tiêu PDO, khoảng 30-60 ngày. Còn châm cứu chỉ kích thích tại thời điểm điều trị. Như vậy, cấy chỉ được xem như là cải tiến, nó đột phá hơn so với châm cứu. Có thể tạo ra các kích thích ở thời gian lâu hơn. Từ đó tuần hoàn máu được lưu thông dễ dàng hơn. Kết quả điều trị vì thế cũng tốt hơn rất nhiều lần so với châm cứu. Cấy chỉ có thể khắc phục được những nhược điểm của châm cứu. Nó có thể ngăn ngừa bệnh tái phát, điều trị một cách chuyên sâu và tận gốc cho người bệnh.

Cấy chỉ đem lại nhưng vượt trội hơn hẳn châm cứu : 

Cùng so sánh kỹ hơn, chỉ tự tan PDO trong khoảng 30-60 ngày. Từ đó đem lại hiệu quả gấp 10-15 lần so với điều trị bằng kim châm. Cùng một lần điều trị thì cấy chỉ có thể tiết kiệm chi phí và thời gian hơn. Chỉ  được đưa vào tác động kích thích lâu hơn. Giúp cơ thể sản sinh ra các hoạt chất chống viêm, giảm đau, kích thích tuần hoàn máu hiệu quả hơn.

Phương pháp cấy chỉ từ lâu đã là 1 phương pháp được ứng dụng vào điều trị bệnh để cấy trên huyệt, có nhiều loại và nhiều chất liệu khác nhau như Catgut, PDO, PDS.... Đặc biệt dưới tác dụng của một số huyệt đặc hiệu theo y học cổ truyền đã làm cho phương pháp cấy chỉ có nhiều ưu điểm vượt trội trong điều trị, có tác dụng lâu dài và hiệu quả so với các phương pháp cũ. Thích hợp với bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đi châm cứu thường xuyên, hoặc sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, chờ liệu trình điều trị tiếp theo. Đây đúng là một phương pháp tiết kiệm tối đa thời gian và đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lá đu đủ có chữa được ung thư?

Nhiều thông tin cho rằng lá đu đủ có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, điều này có đúng?

Buổi giới thiệu sản phẩm chỉ liền kim POD (BIJOU Hàn Quốc) tại Bệnh viện C Thái Nguyên

Vào ngày 31/10/2023, Y sĩ Nguyễn Văn Quân, đại diện Công ty TNHH Đầu tư TM và SX Thiết Bị Y Tế Thiên Phúc đã thành công giới thiệu sản phẩm chỉ liền kim POD (BIJOU Hàn Quốc) tại Bệnh viện C Thái Nguyên với hỗ trợ nhiệt tình đến từ chị Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện C Thái Nguyên và các bác sĩ trong khoa.

Vì sao người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới?

  Người Nhật có tuổi thọ trung bình khi sinh cao nhất trong số các nước G7. Tuổi thọ của người Nhật cao hơn chủ yếu là do số ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, bao gồm nhồi máu cơ tim và ung thư (đặc biệt là vú và tuyến tiền liệt) ít hơn. Tuổi thọ đặc biệt này được giải thích là do tỷ lệ béo phì thấp và chế độ ăn uống độc đáo, đặc trưng bởi việc tiêu thụ ít thịt đỏ và tiêu thụ nhiều cá và thực phẩm thực vật như đậu nành và trà.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc da mặt cơ bản

Chăm sóc da hiện nay là một trong những chủ đề hot, không chỉ đối với phái đẹp mà còn là niềm quan tâm của phái mạnh. Nhất là trong thời đại hiện nay, dưới tác động của môi trường, thời tiết, khói bụi và cả thói quen ăn uống, sinh hoạt đã tác động đến da mặt thì tìm một phương pháp chăm sóc để có một làn da khỏe mạnh từ bên trong, vẻ ngoài trắng sáng là điều mà ai cũng hướng tới. Tuy nhiên, đó là cả một quá trình dài, cần kiên trì và nỗ lực thì mới được kết quả tốt đẹp.

Curcuma Longa Root Extract là gì trong mỹ phẩm? Tác dụng gì?

Curcuma Longa Root Extract là gì trong mỹ phẩm? Tác dụng gì? Cùng Y Tế Thiên Phúc tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

4 bệnh nhiễm trùng da phổ biến do không thay ga giường thường xuyên

Ga giường là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn nếu như bạn không vệ sinh thường xuyên và có thể gây ra bệnh ngoài da, đặc biệt là 4 loại bệnh nhiễm trùng da sau.